Lesson 12: What’s the soup like?

Mỗi bài học trong khóa tiếng Anh giao tiếp bao gồm năm phần: hội thoại, từ vựng, ngữ pháp, luyện tập nói và luyện tập viết, được trình bày trong khuôn khổ một bài viết.

Mục lục

  1. Hội thoại: What’s the soup like?
  2. Từ vựng: Diễn đạt ý kiến (Feedback)
  3. Ngữ pháp: Cấu trúc so sánh (Comparison)
  4. Thực hành nói
  5. Luyện viết

Phần 1: Hội thoại: What’s the soup like?

Cuộc nói chuyện tiếp tục diễn ra tại bàn ăn, giữa các thành viên trong gia đình Jane

Brian: What’s the soup like1, darling?

Jane: It’s excellent2, honey. Its flavor is super. You should try some, Liam.

Liam: I have enough chicken, mommy.

Brian: What about your lamb, grandpa?

Grandfather: Well, it’s tender enough. I think it’s the best lamb I’ve ever had3.

The salad is a bit sour, but it adds balance to the lamb.

 Brian’s father: My steak is excellent, too. I am so glad we came to this restaurant.

Jane: How is your pork?

Brian: It’s delicious and I want some more. But it’s fine. I’ll eat the dessert.

Useful expressions (mẫu câu thông dụng):

  1. What’s the soup like: “Món súp thế nào? Cách nói tương tự How is your soup?
  2. It’s excellent: “Nó hoàn hảo”. Ngoài ra, để khen một món ăn ngon bạn có thể dùng các tính từ khác như delicious, tasty, wonderful.
  3. It’s the best lamb I’ve ever had: “Đây là món cừu tuyệt nhất ông từng ăn”.

Phần 2: Từ vựng: Diễn đạt ý kiến (Feedback)

Nhìn chung, khi ai đó hỏi cảm nghĩ của bạn về một món ăn, bộ phim hay một sự vật, sự việc hay con người, bạn có thể cho ý kiến tích cực, tiêu cực hoặc trung lập.

Dưới đây là một số cụm từ mô tả phản hồi của bạn

Tích cực (positive)

I totally agree with you: tôi hoàn toàn đồng ý với bạn

I couldn’t agree with you more: bạn nói quá đúng, tôi không thể nào đồng ý hơn nữa

Absolutely/ Exactly: hoàn toàn chính xác

That’s so true/ You’re right: Rất đúng

Thêm một số tính từ: wonderful, excellent, marvelous, super, interesting

Tiêu cực (negative)

I don’t think so: Tôi không nghĩ vậy

No way: không đời nào

You’re wrong: bạn sai rồi

I‘m  afraid I disagree with you: Tôi e là mình không đồng ý với bạn

Trung lập (neutral)

I have no idea: tôi không có ý kiến gì

I’m not sure: tôi không chắc

Phần 3: Ngữ pháp: Cấu trúc so sánh (Comparison)

Có ba dạng so sánh trong tiếng Anh: so sánh ngang bằng, so sánh hơn/kém và so sánh nhất

So sánh ngang bằng: Sử dụng trong trường hợp một sự vật, sự việc, hiện tượng…có điểm giống, tương đương với một hoặc nhiều đối tượng liên quan.

Cấu trúc: Vật A + as + adj/adv + as Vật B.

Ví dụ:

My house is as high as his (Nhà tôi cao bằng nhà anh ấy)

Với câu phủ định, bạn có thể sử dụng so thay cho as

( not as/ so + adj/ adv)

Ví dụ:

 This flat isn’t so big as our old one (Căn hộ này không lớn bằng căn hộ cũ của chúng tôi).

So sánh hơn kém: So sánh một sự vật, hiện tượng, sự việc với đối tượng khác về điểm nào nổi bật hơn hoặc kém hơn.

Có hai trường hợp

– So sánh với tính từ ngắn – có 1 vần: big, small, large, high

Cấu trúc: Vật A + adj ngắn thêm ER + THAN Vật B

Ví dụ:

Tom is taller than Bin. (Tom cao hơn Bin)

– So sánh với tính từ dài – có 2 vần trở lên: expensive, intelligent, beautiful

Cấu trúc: Vật A + MORE+ adj dài+ THAN Vật B

Ví dụ:

Harry’s computer is more expensive than mine. (Máy tính của Harry đắt hơn của tôi)

So sánh nhất dùng để so sánh sự vật, hiện tượng với tất cả sự vật, hiện tượng khác, nhấn mạnh nét nổi trội nhất.

Cấu trúc: Vật A+ adj ngắn thêm EST+ nhóm đối tượng so sánh

Ví dụ:

Mai is the tallest in the class.

Hoặc : Vật A + the most/least adj dài + nhóm đối tượng so sánh

Ví dụ:

Thanh is the most handsome boy in the neighborhood

Her ideas were the least practical suggestions.

Phần 4: Thực hành nói

Hãy đưa ra so sánh những đồ vật của bạn với người khác

Phần 5: Luyện viết

Bạn cần chuẩn bị một cuốn sổ tay cho khóa học này. Bạn sẽ viết gì trong đó? Hôm nay bạn đã học được những từ vựng gì, bạn muốn tìm hiểu thêm chỗ nào. Hoặc đơn giản bạn viết lại những mẫu câu thông dụng mà Jane đã giảng. Thời gian đầu, khi chưa có nhiều từ vựng và cấu trúc, bạn viết bằng tiếng Việt; về sau, dần dần chuyển sang viết bằng tiếng Anh. Với những bạn mới bắt đầu học tiếng Anh hoặc đã học nhưng mất gốc, Jane khuyên bạn nên viết những câu ngắn và đơn giản trước, sau đó mới đến câu phức.

Mỗi tuần Jane chỉ đăng một chủ đề và các bạn nên mở rộng số lượng từ vựng và tưởng tượng ra nhiều tình huống mình sẽ gặp. Mọi thắc mắc và góp ý, bạn có thể bình luận bên dưới bài viết. Jane sẽ phản hồi và cải thiện nội dung bài viết từng ngày.

Thân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *