Mỗi bài học trong khóa tiếng Anh giao tiếp bao gồm năm phần: hội thoại, từ vựng, ngữ pháp, luyện tập nói và luyện tập viết, được trình bày trong khuôn khổ một bài viết.
Mục lục
- Hội thoại: We would give it a try
- Từ vựng: A list of different sports (Danh sách các môn thể thao)
- Ngữ pháp: Động từ khiếm khuyết Would, could và should
- Thực hành nói
- Luyện viết
Phần 1: Hội thoại: We would give it a try
Sau khi mua sữa, cả ba cùng mua vé ngồi trên xe lửa điện để tham quan trung tâm thương mại.
Liam: Grandpa, let’s play with the jam train.
Liam’s grandfather: Okay, we would give it a try1.
How much is it for two adults and one kid2?
Clerk: How tall is he?
Liam’s grandfather: 96 cm. I mean 3ft 2.
Clerk: Well, then it’ll be $13.5 in total.
Liam: What an amazing view3!
Useful expressions (mẫu câu thông dụng):
- We would give it a try:“Chúng ta sẽ thử chơi một lần xem sao”. Give it a try là một cụm từ thông dụng.
- How much is it for two adults and one kid?: “Giá vé cho 2 người lớn và một trẻ em là bao nhiêu?”. Khi đi mua sắm, hãy học thuộc câu hỏi giá này” How much is it?”
- What an amazing view: “Khung cảnh thật ấn tượng”.
Phần 2: Từ vựng: A list of different sports (Danh sách các môn thể thao)
Scuba diving | Lặn có bình dưỡng khí |
Free climbing | Leo núi tự do |
Mountain biking | Đạp xe leo núi |
Rock climbing | Leo núi đá |
Skydiving | Nhảy dù |
Skateboarding | Trượt ván |
Skiing | Trượt tuyết |
Badminton | Cầu lông |
Basketball | Bóng rổ |
Bowling | Bóng gỗ |
Table Tennis | Bóng bàn |
Football/soccer | Bóng đá |
Volleyball | Bóng chuyền |
Hockey | Khúc côn cầu |
Swimming | Bơi lội |
Dance sport | Khiêu vũ thể thao |
Aerobics | Thể dục nhịp điệu |
Ice skating | Trượt băng |
Boxing | Đấm bốc |
Judo | Võ judo |
Phần 3: Ngữ pháp: Would, could và should
COULD (có thể)
Could có nhiều cách dùng, đôi khi nó là hình thức quá khứ của can (Xem bài 8), nhưng cũng có khi mang nghĩa hiện tại hoặc tương lai, đặc biệt khi chúng ta diễn tả lời đề nghị.
What shall we do this evening? We could go to the cinema.
Tối nay chúng ta nên làm gì đây? Chúng ta có thể đi xem phim.
There could be another rise in the petrol price soon. Chẳng bao lâu nữa, có thể xăng lại tăng giá.
SHOULD (nên)
Chúng ta thường dùng should (do) khi nghĩ rằng là một điều gì tốt/đúng nên làm.
Should we invite Katy to the party? Chúng ta có nên mời Kaity đến dự tiệc không?
Ngược lại shouldn’t do nghĩa là không phải là điều tốt nên làm.
Tom shouldn’t drive really. He is exhausted. Thật ra Tom không nên lái xe. Anh ta đã kiệt sức rồi.
Chúng ta dùng should khi cho ý kiến về một vấn đề nào đó.
I think you should apply for this position /job. Em nghĩ anh nên nộp đơn cho vị trí này.
Ngoài ra, chúng ta dùng should để nói rằng điều gì đó có thể xảy ra.
She has been studying very hard, so she should pass the examination. Cô ấy đã học hành chăm chỉ, vì vậy cô ấy sẽ đõ kì thi cho mà xem.
WOULD
Would đôi khi là hình thức quá khứ của will. Khi bạn hồi tưởng về quá khứ và những gì đã xảy ra.
When we were children, we lived by the sea. In summer, if the weather was fine, we would all get up early and go for a swim. Hồi còn nhỏ, chúng tôi sống ở gần biển. Vào mùa hè, nếu trời đẹp, chúng tôi thường dậy sớm và đi tắm biển.
Jane giải thích thêm một số cách dùng khác của would.
Chúng ta dùng would trong lời mời, lời đề nghị.
Would you like a cup of tea? Anh dùng một tách trà nhé?
Chúng ta cũng dùng would sau I wish (tôi ước rằng).
I wish someone would answer the phone. It’s has been ringing for about five minutes. (Tôi sốt ruột quá. Giá mà ai đó chịu nghe điện thoại. Nó đổ chuông suốt 5 phút rồi).
Phần 4: Thực hành nói
Hãy nói về những môn thể thao mà bạn có thể chơi trong quá khứ và hiện tại.
Phần 5: Luyện viết
Bạn cần chuẩn bị một cuốn sổ tay cho khóa học này. Bạn sẽ viết gì trong đó? Hôm nay bạn đã học được những từ vựng gì, bạn muốn tìm hiểu thêm chỗ nào. Hoặc đơn giản bạn viết lại những mẫu câu thông dụng mà Jane đã giảng. Thời gian đầu, khi chưa có nhiều từ vựng và cấu trúc, bạn viết bằng tiếng Việt; về sau, dần dần chuyển sang viết bằng tiếng Anh. Với những bạn mới bắt đầu học tiếng Anh hoặc đã học nhưng mất gốc, Jane khuyên bạn nên viết những câu ngắn và đơn giản trước, sau đó mới đến câu phức.
Mỗi tuần Jane chỉ đăng một chủ đề và các bạn nên mở rộng số lượng từ vựng và tưởng tượng ra nhiều tình huống mình sẽ gặp. Mọi thắc mắc và góp ý, bạn có thể bình luận bên dưới bài viết. Jane sẽ phản hồi và cải thiện nội dung bài viết từng ngày.
Thân