Review 6 from lesson 26 to lesson 30

Phần 1. Useful expressions (mẫu câu thông dụng):

  1. Can I get a simple haircut for my son and me?: “Làm ơn cắt tóc cho tôi và con trai, kiểu đơn giản thôi”
  2. How would you like your hair cut?: “Cô muốn tóc mình được cắt như thế nào?
  3. How about I cut two inches off?: “Tôi gợi ý có thể cắt ngắn lên hai inch. Bạn thấy sao?”.Sau How about cũng có thể là Động từ thêm ING.
  4. It looks great: “Trông kiểu này thật tuyệt/ Nó rất đẹp”.
  5. I will have two tickets for Full Circle: “Xin cho 2 vé xem bộ phim Full circle”, tạm dịch Vòng quay hoàn hảo.
  6. How do I behave in a swimming pool?: “Con nên hành xử thế nào khi đi bơi? Khi bạn muốn biết phép tắc, quy định tại một nơi công cộng bạn có thể dùng cấu trúc này How do I behave……
  7. Keep calm: “Hãy bình tĩnh nào”.
  8. We didn’t use to go to the park when we were in Vietnam: “Khi còn ở Việt Nam chúng ta đã từng không đi công viên”
  9. Do you get used to the city now?: “Con đã quen với cuộc sống thành thị chưa?
  10. I’ve lost the way home: “Em lạc đường mất rồi”
  11. I mean what street?: “Ý anh hỏi là đường tên gì? Khi muốn ai đó hình dung cụ thể hơn những gì mình đang nói hoặc bạn muốn giải thích rõ hơn điều gì, hãy dùng I mean… ý của tôi là
  12. Just stay in one place: “Hãy ở yên một chỗ”.

Phần 2. Ngữ pháp:

Bài 26: Hình thức bị động (Passive voice)

Chúng ta thường chọn thể bị động khi chuyện ai hay tác nhân gây ra hành động không phải là chuyện quan trọng, chúng ta không biết chính xác ai là người gây ra hoặc chúng ta không muốn đề cập.

Bài học hôm trước (Bài 25), Jane thông báo với cảnh sát là chiếc túi của cô đã bị lấy cắp, cô dùng câu My bag was stolen, vì thực sự cô chưa xác định được tên trộm.

Hãy cùng xem một ví dụ khác.

Câu chủ động: Someone built this house in 1985

Câu bị động: This house was built in 1985.

Việc ai là người xây căn nhà không được nhấn mạnh.

Nếu bạn muốn nói ai thực hiện hay tác nhân gây ra hành động, sử dụng chữ by

This house was built by my grandfather in 1985.

Cấu trúc:

Động từ BE+ quá khứ phân từ (Động từ chia ở cột 3 trong bảng động từ bất quy tắc hoặc Động từ có quy tắc được thêm ED).

Dạng bị động có thể ở thì hiện tại , tương lai và quá khứ.

I’m not often invited to parties. Tôi thường không được mời tham dự tiệc tùng.

The house wasn’t damaged in the storm yesterday. Căn nhà không bị chút hư hỏng gì sau trận bão ngày hôm qua.

Look at those old houses! They are being knocked down. Nhìn những căn nhà cũ ở đằng kia kìa. Chúng đang bị giật sập.

The room was being cleaned when I arrived. Khi tôi đến thì căn phòng đang được lau dọn.

Service fee will be included in the bill. Tiền dịch vụ sẽ được tính toàn bộ trong hóa đơn.

Bài 27: Câu điều kiện (Conditional sentence)

Khi chúng ta đưa ra một tình huống giả định (không có thật trong hiện tại và quá khứ), chúng ta sử dụng câu điều kiện

If: nghĩa là nếu, giá như

Câu điều kiện được thành lập ở tình huống hiện tại hoặc quá khứ.

Nếu bạn giả định một tình huống có thể hoặc sẽ xảy ra (một khả năng có thể thành hiện thực), bạn dùng hiện tại đơn cho mệnh đề có if, và tương lai đơn cho mệnh đề còn lại.

Lần trước, Steve đến nhà Jane chơi và anh nghĩ rằng mình đã bỏ quên cái bật lửa ở nhà cô ấy.

Anh hỏi Jane: Have you seen it? Cô có thấy nó không?

Jane: No, but I’ll have a look. If I find it, I’ll give it to you. Dạ không, nhưng em sẽ tìm giúp anh. Nếu em thấy nó, em sẽ đưa lại cho anh.

Còn khi bạn tưởng tượng một sự việc hoặc một tình huống không thực sự sẽ xảy ra trong tương lai, bạn sử dụng thì quá khứ cho mệnh đề có If, và would+ động từ nguyên mẫu cho mệnh đề còn lại.

What would you do if you had a helicopter? Anh sẽ làm gì nếu như anh sở hữu một chiếc máy bay trực thăng? (Điều này vốn dĩ rất khó xảy ra)

Chúng ta cũng dùng wish (ước gì) để nói rằng một điều gì đó đang xảy ra không như ý muốn trong hiện tại và chúng ta ước gì điều đó thay đổi. Sau wish chúng ta dùng thì quá khứ.

Sáng nay, Tom ra ngoài và không mang theo dù, nên bây giờ anh đang đi bộ dưới trời mưa mà không có gì che chắn. Tom nói: I wish I had an umbrella. Tôi ước gì mình có một cây dù.

Phần mở rộng: Ngoài ra, khi bạn lấy làm tiếc về một sự việc đã xảy ra hoặc đã không diễn ra trong quá khứ, bạn sử dụng quá khứ hoàn thành (had+ quá khứ phân từ) sau mệnh đề có If hoặc sau chữ wish, mệnh đề còn lại dùng would have+ quá khứ phân từ.

I wish I had known that Ann was ill. I would have gone to see her. Tôi ước gì mình đã biết Ann bị bệnh. Nếu tôi biết tôi đã đi thăm cô ấy rồi (nhưng sự thật là tôi đã không biết).

Bài 28: Mệnh đề quan hệ (Relative clause)

Mệnh đề quan hệ được dùng để tránh lăp lại danh từ, đại từ hoặc cả một câu.

Hãy cùng phân tích ví dụ bên dưới:

The man lives next to our door. He (that man) is very friendly.

Người đàn ông sống cạnh nhà chúng ta. Người đàn ông đó rất thân thiện.

Có hai câu diễn đạt hai ý nghĩa nhưng cùng chỉ một chủ thể. Chúng ta sử dụng mệnh đề quan hệ để rút ngắn như sau: The man who lives next door is very friendly. Người đàn ông sống bên cạnh rất thân thiện.

Who được dùng trong một mệnh đề quan hệ khi chúng ta đang nói về người, để thay thế cho he/she/they.

Khi đang nói về đồ vật, chúng ta có thể dùng that hoặc which.

I don’t like stories that have unhappy endings. Tôi không thích những câu chuyện có kết thúc buồn.

Someone stole my car which won the last year race. Ai đó đã đánh cắp chiếc xe mà đã giúp tôi  dành chiến thắng trong cuộc đua năm ngoái.

Which cũng được dùng thay thế cho một sự việc hoặc hành động.

Ví dụ trong đoạn hội thoại trên, Jane dùng which prevents you from cramp để thay thế cho việc khởi động, làm ấm cơ thể trước khi xuống hồ bơi sẽ giúp Liam không bị chuột rút.

Trong một số trường hợp, các đại từ quan hệ như who, which that có thể được lược bỏ.

The dress Ann bought doesn’t fit her well. Chiếc đầm mà Ann đã mua không vừa với cô lắm.

(=The dress that Ann bought )

Hoặc câu ví dụ trên The man who lives next door is very friendly. Người đàn ông sống bên cạnh rất thân thiện.

Có thể được lược bỏ như sau: The man living next door is very friendly.

Bỏ who, chuyển động từ đang chia ở hiện tại đơn thành dạng Động từ thêm ING.

Ngoài các đại từ quan hệ who, which và that, chúng ta còn sử dụng whose (chỉ sự sở hữu của ai), where (chỉ nơi chốn).

What’s the name of the girl whose car you borrowed? Tên cô gái mà bạn mượn xe hơi (của cô ta) là gì?

The hotel where we stayed wasn’t very clean. Khách sạn nơi chúng tôi đã ở không được sạch sẽ.

Bài 29: Used to (đã từng) và be used to/get used to (quen với)

Chúng ta dùng Used to với động từ nguyên mẫu để nói rằng một điều/sự việc nào đó đã xảy ra thường xuyên trong quá khứ nhưng hiện tại không còn nữa.

I used to play tennis a lot, but now I’m too lazy. Hồi trước tôi thường chơi tennis, giờ thì tôi lười quá rồi.

Hoặc các tình huống quá khứ mà bây giờ không còn đúng nữa.

This building is now a furniture shop. It used to be a cinema. Tòa nhà này bây giờ là một cửa hàng nội thất. Trước kia nó từng là một rạp chiếu phim đấy.

Used to luôn ở thể quá khứ và không có hình thức ở hiện tại.

Nếu muốn nói về sự việc ở hiện tại, bạn dùng hiện tại đơn (Xem bài 3).

Hình thức câu hỏi: Did….use to?

Câu phủ định: Did not use to

be used to/get used to

Khi diễn đạt việc gì không còn xa lạ đối với mình, hay mình đã quen và thích nghi với sự việc/sự vật nào đó, chúng ta dùng be used to/get used to.

Be used to: sử dụng khi bạn đã làm rất nhiều lần hoặc đã có kinh nghiệm với việc đó rồi, vì vậy nó không còn lạ lẫm, mới lạ hay khó khăn gì với bạn nữa

Get used to: sử dụng khi bạn đã dần quen với một việc nào đó.

be used to/get used to+ danh từ/ động từ thêm ING

Ví dụ: khi mới chuyển sang sống ở Mỹ, Liam vẫn chưa quen với nhịp sống của thành phố nhưng trai qua hơn nửa năm, bây giờ cậu bé đã thích nghi được và không còn thấy lạ lẫm, nên cậu bé dùng câu: I’m getting used to the noise now. Con đang quen dần với sự ồn ào nơi đây rồi.

Còn Jane thì hy vọng sẽ sớm quen với cuộc sống nơi đây.

Một ví dụ khác:

Anne là một người Mỹ và đã sống ở Anh quốc 3 năm. Khi lần đầu tiên lái xe ở Anh, cô cảm thấy khó khăn vì phải lái xe bên trái hay vì bên phải. Sau vài lần tập luyện, cô trở nên quen với việc lái xe bên trái.

Cô nói: I got used to driving on the left. Tôi đã làm quen với việc lái xe bên trái.

Giờ đây sau 3 năm, lái xe bên trái đã trở nên dễ dàng với cô và cô đã thuần thục.

Cô nói: I’m used to driving on the left. Tôi đã thành thạo với việc lái xe bên trái.

Bài 30: Hiện tại hoàn thành (Present perfect)

-Dùng để thông báo về một điều vừa mới xảy ra, mà kết quả vẫn liên quan đến hiện tại.

Khác với quá khứ đơn, sự việc xảy ra và chấm dứt trong quá khứ.

Ví dụ: Jane đã bị lạc đường và bây giờ vẫn chưa tìm được đường về nhà. Cô nói: I have lost my way.

Nếu như sự việc Jane lạc đường đã xảy ra ngày hôm qua và hôm nay cô kể lại cho ông chủ chủ mình là Bill, thì cô dùng quá khứ đơn chứ không phải hiện tại hoàn thành: I lost my way yesterday.

Hoặc khi bạn không được chú trọng vào thời gian hoàn thành sự việc.

Ví dụ trong khi bạn ra ngoài, ai đó đã sơn lại tường của ngôi nhà. Bạn về đến nhà, sau khi thấy bức tường bạn nói The wall has been painted. Bạn không biết chính xác bức tường đã được sơn vào lúc mấy giờ, chỉ biết hiện tại nó đã đổi màu khác.

Chúng ta thường kết hợp cách dùng này với Just: vừa mới và Already: đã rồi

-Dùng để nói về một trải nghiệm bạn chưa từng làm bao giờ, tính đến thời điểm hiện tại.

Cách dùng này hay kết hợp với ever (đã từng) và never (chưa bao giờ)

Have you ever ridden a horse? Bạn đã bao giờ cưỡi ngựa chưa?

-Dùng để kể đây là lần đầu tiên bạn làm việc gì đó

This is the first time I have driven a car. Đây là lần đầu tiên em lái xe hơi đấy.

-Dùng diễn tả hành động đã bắt đầu trong quá khứ, hiện tại vẫn còn và sẽ tiếp tục trong tương lai

Kết hợp với for và since

Hôm nay là kỷ niệm 20 năm ngày cưới của Bob và Alice. Chúng ta nói: Bob and Alice have been married for 20 years.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NEWSLETTER