Mỗi bài học trong khóa tiếng Anh thương mại bao gồm bốn phần: hội thoại, mẫu câu thông dụng, từ vựng và ngữ pháp, được trình bày trong khuôn khổ một bài viết.
Mục lục
- Hội thoại: Why do you think this job suits you?
- Mẫu câu thông dụng:
- Từ vựng: Điểm mạnh và điểm yếu
- Ngữ pháp: Hiện tại hoàn thành và hiện tại hoàn thành tiếp diễn
1. Phần 1: Hội thoại:
Interviewer: Hello, Mrs. Vo. Nice to meet you.
Jane: Hello. (They are shaking hands)
Interviewer: I’m Tim Simmons, the manager of SAMS brothers
Jane: Nice to meet you, Mr. Simmons. Please call me Jane.
Interviewer: Have you got any trouble finding us?
Jane: No, thanks. But the traffic was too bad.
Interviewer: It’s always true, isn’t it? You arrived on time, though. That was good. Have a seat.
Jane: Thank you.
Interviewer: So, how did you hear about this job?
Jane: I saw an advertisement online. I clicked on it and it brought me to your company’s website, where I applied for it.
Interviewer: Makes sense. What do you know about our company so far?
Jane: I’ve read on your website that for over ten years SAMS brothers has delivered high quality fruits and professional service all over the world. My family have been using your products for years and we are happy with that.
Interviewer: So, tell me about yourself.
Jane: I graduated from Banking University of Ho Chi Minh city, Vietnam in 2015 with a very good degree major in English, business English to be exact. Then I worked for exporting and importing company for five years until I came to the U.S. with my husband and my son.
Interviewer: What are your greatest strengths?
Jane: I’m particularly proud of my persistence and courage. I give my all to achieve my goals in spite of any hardships I might encounter along the way. I have a hard working nature. I am always looking for ways to improve and grow. I am also a great team player.
Interviewer: Can you give an example of how you acted as a team player?
Jane: I always tried to help my teammates complete their tasks if I had completed mine. Whenever someone needed to leave earlier, I would offer to cover for them. I am willing to do whatever it takes for the team or the company to succeed.
Interviewer: Great! So what would you do if you didn’t get on well with someone on your team?
Jane: Well, I would sort things out in a calm and rational manner by focusing on the ideas not the person. And I would try my best to get on with that person for the sake of the team.
Interviewer: Interesting. What are your weaknesses?
Jane: I always put in extra hours and did my best in meeting the needs of the clients. So, sometimes I work overtime and can’t keep the balance between work and life.
Interviewer: You have one son, right. How old is he? And what if you have to go on a business?
Jane: I am lucky enough to receive the support from my family throughout the career path in those years, which enables me to perform high standard work.
Currently, I am living with my father-in-law and great grandfather, who are willing to offer me help with the son during weekdays. In addition, my husband can give a hand at the weekends. Therefore, I believe that I could take business trips.
Interviewer: Why do you think this job suits you?
Jane: I have five years experience in import-export logistics and nearly one year working for a local supermarket, which helps me to gain better understandings about the untouched needs of customers. Besides, I’m majored in business English and I used to do the secretary job during my internship.
Interviewer: Where do you see yourself in five years?
Jane: In five years, I see myself still working for you in this organization, fully competent in the role and being promoted in a higher position.
Interviewer: What is your salary expectation?
Jane: My salary expectations are in line with my experience and qualifications. As I said earlier, this is the right job for me, so I’m sure we can come to an agreement on salary.
Interviewer: Okay, thank you so much for coming in, Jane. It was great to meet you.
Jane: It was great to meet you, too.
Interviewer: We’ll give you a call in the next two days.
Jane: Sounds good. I look forward to it. Thank you.
Phần 2. Useful expressions (mẫu câu thông dụng):
Hãy cùng điểm qua những câu hỏi thường gặp từ nhà tuyển dụng và hướng dẫn trả lời cho bạn.
Question 1: How did you hear about this job?
Bằng cách nào bạn biết về vị trí này?
Thông qua câu trả lời, nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là người tìm việc chủ động hay bị động. Nếu bạn cho thấy sự hào hứng khi trả lời, nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn sẽ đặt toàn bộ tâm huyết để có được công việc này.
Question2: What do you know about our company so far?
Bạn biết những gì về công ty chúng tôi?
Trong quá trình tìm kiếm dữ liệu về công ty, bạn nên thu thập những thông về: sản phẩm, khách hàng, đối thủ, thành tựu, quy mô, văn hóa doanh nghiệp.
Ở trường hợp của Jane, cô ấy nói gia đình cô đã sử dụng sản phẩm của công ty trong nhiều năm và rất hài lòng, điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Jane cho công ty và khả năng cống hiến của cô cho sự phát triển của doanh nghiệp mà bản thân cô đang tin yêu.
Question3: Tell me about yourself.
Hãy kể cho tôi vài điều về bản thân bạn.
Một câu hỏi chung chung và bạn bối rối không biết trình bày cái gì.
Hãy tóm tắt quá trình học tập và bằng cấp bạn đạt được, kinh nghiệm nghề nghiệp và thành tích, đặc biệt nếu nó liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển.
Question 4: What are your greatest strengths?
Thế mạnh của bạn là gì?
Mục đích chính của nhà tuyển dụng là xác định thế mạnh của bạn có tương thích với nhu cầu của công ty và trách nhiệm của vị trí bạn đang ứng tuyển hay không. Họ muốn biết những kỹ năng và chuyên môn của bạn liệu có giúp bạn làm tốt công việc được giao. Chính vì vậy, nghiên cữu kỹ lưỡng yêu cầu công việc (Job description) và cung cấp câu trả lời thỏa đáng, để chứng minh cho họ thấy bạn hoàn toàn phù hợp và nổi bật so với các ứng viên khác.
Chẳng hạn, một ứng viên cho vị trí kế toán trưởng sẽ không được đánh giá cao nếu anh/cô ấy nhấn mạnh sở trường của mình là tổ chức sự kiện.
Question 5: What are your weaknesses?
Điểm yếu của bạn là gì?
Công thức để trả lời dạng câu hỏi này: đầu tiên cho biết điểm hạn chế của bạn. Tiếp theo cung cấp chi tiết về hoàn cảnh hoặc tình huống cụ thể bạn hình thành yếu điểm này để cho nhà tuyển dụng thấy bạn nhận thức được mặt hạn chế của mình. Và cho họ thấy bạn đã làm gì để khắc phục nhược điểm đó.
Ở đoạn hội thoại, Jane chỉ làm được hai việc đầu tiên mà chưa trình bày cách nào cô đã áp dụng để khắc phục “bệnh” ham công tiếc việc của mình. Tuy nhiên, điểm yếu của Jane (ham công việc) một đặc điểm mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng thích nhân viên mình có được. Một câu trả lời thông minh.
Question 6: Why do you think this job suits you? Hoặc what exactly made you apply for this job? Hoặc what attract you to our company?
Vì sao bạn ứng tuyển cho vị trí này?
Nhà tuyển dụng muốn biết mục tiêu nghề nghiệp của bạn và liệu rằng vị trí này có thích hợp với mục tiêu đó. Họ muốn chắc chắn rằng khi được trao cơ hội làm việc bạn sẽ hoàn thành tốt nhờ có động lực đúng đắn.
Question 7: Where do you see yourself in five years?
Mục tiêu 5 năm trong công việc của bạn
Tương tự câu hỏi số 6, họ muốn xem những ưu tiên và lựa chọn phát triển sự nghiệp tương lai của bạn có phù hợp với vị trí này hay không. Đồng thời, họ đánh giá mức độ gắn bó của bạn với công ty.
Việc bỏ ra chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới để rồi một hoặc hai năm sau nhân viên này nghỉ việc là sự thất thoát của công ty.
Thông thường, một nhân viên gắn bó năm năm với công ty sẽ được tính thêm lương thâm niên. Cho nên, bạn nên cân nhắc định hướng nghề nghiệp trong vòng 5 năm để đưa vào CV của mình.
Question 8: What is your salary expectation?
Bạn muốn mức lương bao nhiêu?
Có hai hướng tiếp cận với câu hỏi này:
Một, bạn trả lời chung chung và cho họ biết bạn sẵn sàng đàm phán trong giới hạn cho phép, giống như Jane: Mức lương của tôi sẽ tương ứng với năng lực và kinh nghiệm cá nhân. Và tôi tin chúng ta có thể đàm phán về nó.
Hai, nhà tuyển dụng khăng khăng đòi bạn cung cấp một câu trả lời cụ thể. Trong quá trình nghiên cứu về công ty, mức lương tương ứng với vị trí này kết hợp với năng lực chuyên môn cá nhân, bạn đã có được con số cụ thể. Tuy nhiên, hãy cho họ con số ước chừng hoặc trong khoảng, ví dụ $3000-$5000/month cho vị trí trợ lý kinh doanh tại Mỹ.
Phần 3: Từ vựng: Sở trường và sở đoản
1.Sở trường
I am good at + N / V-ing
- Đây là cách đơn giản và phổ thông nhất để nói về sở trường của bạn. “Good at” có nghĩa là “tốt về / giỏi về”, sau “at” có thể là N (danh từ, nếu bạn muốn nói về công việc/ lĩnh vực mà bạn giỏi) hoặc V-ing (nếu bạn muốn nói về việc làm mà bạn làm tốt, sau V-ing có thể có N nếu bạn muốn diễn đạt chi tiết hơn).
Ví dụ:
I am good at designing web. (Tôi giỏi thiết kế web)
I am brilliant at + N / V-ing
- Cấu trúc này khá tương tự với cấu trúc ở mục 1, tuy nhiên tính từ “brilliant” diễn tả một mức độ cao hơn “good”. Khi bạn “be brilliant at” việc gì, thì bạn đã đạt đến sự rất thành thạo và tài giỏi, chứ không đơn thuần là chỉ “good” (tốt) nữa. Vì vậy, bạn nên lưu ý lựa chọn tính từ phù hợp nhất với trình độ và năng lực của mình.
I have talent for + N
- “Have talent for” được hiểu là có năng khiếu trong việc gì đó. Khi bạn sử dụng cấu trúc này, bạn đang diễn tả khả năng làm tốt được một công việc nào đó mà không cần trải qua quá trình rèn luyện hay đào tạo của bạn, khả năng đó là sinh ra đã có.
Ví dụ:
- Nếu như bạn có nhiều năng khiếu trong lĩnh vực công nghệ, bạn có thể nói: I have many/ a lot of/ lots of talents for technology. (Hoặc I have much talent for technology)
- Nếu bạn có năng khiếu về mỹ thuật, nhưng bạn nhận thấy rằng trình độ của bản thân chưa cao, hoặc bạn muốn khiêm tốn khi nói về thế mạnh của mình, bạn có thể nói: I have a/ little talent for Arts. (Hoặc I have talent for Arts)
I specialize in N/ V-ing
“Specialize in something” là chuyên về một việc gì đó. Khi tự tin sử dụng động từ “specialize” có nghĩa bạn đã có chuyên môn và rất thành thạo cả về kiến thức lẫn kĩ năng trong lĩnh vực của mình, do mọi hoạt động học tập, trải nghiệm và nghiên cứu của bạn chỉ tập trung hết vào lĩnh vực đó mà thôi.
2. Sở đoản
I am bad at + N/ V-ing
Đây là mẫu câu đơn giản và phổ thông nhất. “Be bad at + N/ V-ing” nghĩa là “dở/ tệ trong việc gì/ làm gì”.
My weakness / weak point is …
- Khác với mẫu câu ở mục 1, khi dùng “weakness / weak point” (điểm yếu), bạn đã thẳng thắn nhận xét về những thiếu sót của mình.
Phần 4: Ngữ pháp:
Trong đoạn hội thoại trên, hãy chú ý vào phần gạch chân trong câu trả lời này của Jane
I’ve read on your website that for over ten years SAMS brothers has delivered high quality fruits and professional service all over the world. My family have been using your products for years and we are happy with that.
Jane sử dụng thì hiện tại hoàn thành khi kể về việc cô đã thu thập thông tin trên website của công ty và trong suốt 10 năm qua, công ty đã cung cấp sản phẩm với chất lượng và dịch vụ rất tốt cho nhiều khách hàng trên toàn cầu; đồng thời cô dùng hiện tại hoàn thành tiếp diễn khi nói về việc gia đình cô mua trái cây của công ty SAMS brothers với ngụ ý từ trước giờ cho đến hiện tại gia đình Jane vẫn tiến hành việc này.
Thì hiện tại hoàn thành được dùng để:
- Kể về một hành động đã xảy ra trong quá khứ và kết quả vẫn còn liên quan đến hiện tại.
- Kể về một hành động đã kết thúc trong quá khứ nhưng người nói không biết chính xác hoặc không đề cập thời điểm hành động đó diễn ra.
Trong khi đó, thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn được dùng nếu bạn muốn nhấn mạnh sự liên tục của hành động đã diễn ra trong quá khứ và bây giờ vẫn tiếp tục.
Đôi khi, cả hai thì này có thể được thay thế cho nhau.
Ví dụ:
I’ve worked here for three years.
I’ve been working here for three years.
Cả hai câu trên đều diễn đạt ý nghĩa như nhau.