Những dấu hiệu khiến viên chức nghi ngờ đây là cuộc hôn nhân giả

Trong một hồ sơ bảo lãnh diện hôn nhân, nếu có những đặc điểm liệt kê dưới đây thì hồ sơ sẽ dễ bị nghi ngờ bởi nhân viên Sở di trú hoặc nhân viên lãnh sự quán

  • Không có chung ngôn ngữ mẹ đẻ. Ví dụ: người bảo lãnh sinh đẻ ở Mỹ trong khi người được bảo lãnh ở Việt Nam và không biết chút gì về tiếng Anh thì làm sao cặp đôi này có thể giao tiếp với nhau và duy trì mối quan hệ
  • Không sống chung (nếu người được bảo lãnh đang ở Mỹ theo diện du lịch, du học và cưới người bảo lãnh để nộp hồ sơ chuyển diện)
  • Chênh lệch tuổi tác lớn (ví dụ: nữ lớn hơn nam 10 tuổi, người nam lớn hơn nữ hai mươi mấy tuổi)
  • Sự khác biệt rất lớn về trình độ học vấn, tình hình tài chính của hai bên, nhất là người bảo lãnh không đi làm (thất nghiệp) hoặc đang gặp tình trạng kinh tế khó khăn, ví dụ nếu người bảo lãnh chưa học hết cấp 2, thất nghiệp mà người vợ ở VN trình độ thạc sỹ, công việc ổn định. Điều này khiến sở di trú nghĩ cô vợ trả tiền cho cuộc hôn nhân này
  • Người thân, bạn bè không ai biết về cuộc hôn nhân của hai người
  • Đám cưới diễn ra rất nhanh sau khi một trong hai người vừa mới ly dị hoặc cưới nhau rất nhanh sau cuộc gặp mặt đầu tiên
  • Người bảo lãnh có lịch sử đã bảo lãnh hôn nhân cho người khác
  • Không có con cái chung khi người vợ đang trong độ tuổi có thể sinh con
  • Đất nước mà người được bảo lãnh ở có tỷ lệ hồ sơ gian dối cao (trong danh sách những quốc gia đáng nghi ngờ). Việt Nam nằm trong danh sách này
  • Ngoài ra nếu hồ sơ có sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, tầng lớp xã hội cũng là một rào cản khiến hai người tiến tới hôn nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NEWSLETTER