Bài ôn tập bao gồm 2 phần chính, tổng kết lại những mẫu câu giao tiếp thông dụng và chủ điểm ngữ pháp quan trọng của các bài trước đó.
Phần 1. Useful expressions (mẫu câu thông dụng):
- Nice to meet you: “Rất vui khi gặp bạn”. Đây là câu nói phổ biến và hữu ích, dùng khi gặp ai đó lần đầu tiên.
- This is my wife: “Đây là vợ của tôi”; He is my son “Đây là con trai tôi”. Chúng ta dùng mẫu câu này khi giới thiệu một ai đó cho người khác, và khoảng cách của người được giới thiệu rất gần chúng ta.Nếu khoảng cách giữa chúng ta và người được giới thiệu khá xa, chúng ta dùng “That is” với nghĩa “người kia là”.
- Please to meet you: “Rất vui khi gặp bạn”. Đây là câu tương tự với Nice to meet you.
- Don’t worry about that: “Đừng bận tâm về điều đó”. Chúng ta dùng câu nói này trong một số tình huống: ai đó vô tình làm hỏng/sai điều gì và họ đang xin lỗi chúng ta hoặc ai đó bày tỏ sự lo lắng liệu có đang làm phiền chúng ta hoặc chúng ta muốn ai đó không cần lo lắng cho việc gì. Cách nói tương tự: No problem.
- Have a nice day: “Chúc một ngày tốt lành”. Đây là câu nói khi chào hỏi hoặc tạm biệt người khác.
- What a big house!: “Ngôi nhà thật lớn làm sao”. Đây là câu cảm thán, dùng để bày tỏ cảm xúc (khen ngợi hoặc chê) với một người, sự vật hay sự việc.
- This is the living room: “Đây là phòng khách”. Chúng ta dùng mẫu câu này khi giới thiệu cho người khác một sự vật hoặc một con người. Khi đó, khoảng cách giữa ta và người hoặc vật được giới thiệu rất gần. Nếu ở khoảng cách xa hơn, chúng ta dùng mẫu câu “That is….”
- There are a lot of chairs here: “Có nhiều ghế ở đây”. There are và there is là cấu trúc để giới thiệu “có” một hoặc nhiều vật/người tồn tại ở đâu.
- What’s this: “Cái đó là gì?” dùng để hỏi tên một sự vật ở gần chúng ta. Tương tự “what’s that” cái kia là là, dùng để hỏi tên một sự vật ở xa chúng ta.
- Where’s your room?:“Phòng của bạn ở đâu?”
- Your garden is wonderful: “Khu vườn của bạn thật tuyệt vời”. Bạn có thể dùng mẫu câu này để khen người hoặc vật nào đó.
- Tell me about your typical day: “Hãy kể tôi nghe về một ngày điển hình của bạn”. Đây là câu yêu cầu người khác chia sẻ thêm thông tin về bạn. Hãy nhớ cấu trúc chính Tell me about + danh từ/cụm danh từ. Bạn có thể hỏi câu này bằng cách khác “What do you usually do during the day?”: Bạn thường làm gì trong một ngày?
- I always get up at 6 o’ clock: “Tôi luôn thức dậy lúc sáu giờ”. Chúng ta dùng mẫu câu này cùng với một số trạng từ chỉ tần suất (mức độ thường xuyên) như usually, often, sometime, never, để kể về hoạt động của bản thân.
- I couldn’t agree with you more: “Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn”. Cách khác để diễn đạt I totally agree with you.
- Do you have any hobby?: “Bạn có sở thích nào không?. Hoặc bạn có thể hỏi bằng cách khác “What do you usually do in your free time?” Bạn thường làm gì khi rảnh rỗi?
- I love swimming: Tôi thích bơi lội. Một số cách diễn đạt tương tự “I’m keen on/interested in swimming”
- You can say that again: “Bạn có thể nói thêm lần nữa”, diễn tả sự đồng ý với quan điểm của người nói.
- Why don’t we go to the beach next week4? “Tại sao chúng ta không đi biển vào tuần tới?”. Đây là câu đề nghị hoặc đưa ra gợi ý cho người khác cùng làm việc gì.
- What does he do?: “Anh ấy làm nghề gì? Hoặc bạn có thể hỏi bằng cách khác “What is his job?”
- I used to be a consultant: “Tôi đã từng là một tư vấn viên”. Cấu trúc used to đã từng sẽ được học trong một bài sau này.
- It’s a bit difficult at the beginning: “Ban đầu có chút khó khăn”, diễn tả sự chia sẻ, đồng cảm với ai đó trong tình huống họ chưa thích nghi với môi trường/ cuộc sống mới.
- No pain, no gain 4? “Không đau đớn, không thành công”. Đây là câu thành ngữ dùng khi cổ vũ ai đó tiếp tục cố gắng. Tương tự trong tiếng Việt có câu thất bại là mẹ thành công.
Phần 2: Ngữ pháp
Bài 1-Đại từ nhân xưng (pronoun) và động từ BE
Đại từ nhân xưng là từ đại diện cho một danh từ hoặc một cụm danh từ với mục đích không lặp lại danh từ hoặc cụm danh từ đó.
This is my wife, Jane. She is a cashier.
Đây là vợ tôi, tên Jane. Cô ấy là một nhân viên thu ngân.
Trong thì hiện tại đơn, TO BE có ba biến thể AM, IS và ARE
Pronoun (Đại từ nhân xưng) | Động từ to be | Rút gọn |
I (Tôi) | Am | I’m |
You (Bạn hoặc các bạn) | Are | You’re |
He (Anh ấy) | Is | He’s |
She (Cô ấy) | Is | She’s |
It (Nó) | Is | It’s |
We (Chúng tôi) | Are | We’re |
They (Họ) | Are | They’re |
Đại từ nhân xưng và các dạng của động từ to be
Bài 2-Danh từ (noun) và mạo từ (article)
- Danh từ
- Định nghĩa:
Danh từ là những từ dùng chỉ sự vật, sự việc, hiện tượng, con người, khái niệm, v.v.
Nó có thể giữ vai trò là chủ ngữ hoặc vị ngữ.
Ví dụ:
My husband is an engineer (Chồng tôi là một kỹ sư).
Becky is a dog (Becky là một con chó).
Các danh từ được gạch chân
- Phân loại:
Trong tiếng Việt, danh từ không biến đổi hình thức viết khi được dùng chỉ số ít hay số nhiều. Ngược lại, danh từ trong tiếng Anh có hình thức số ít và số nhiều.
Danh từ chia thành hai loại: đếm được và không đếm được
Ví dụ:
-Coffee (cà phê), tea (trà), juice (nước ép), music (âm nhạc), rain (mưa) là những danh từ không đếm được. Chúng không có hình thức số nhiều. Bạn không thể thêm s hoặc es vào sau những danh từ này
Musics, juices, rains
-Computer( máy tính), book (quyển sách), bicycle (xe đạp), flower (bông hoa) là những danh từ đếm được. Chúng có hình thức số nhiều. Bạn có thể nói : a bicycle (một chiếc xe đạp), two books (hai quyển sách), five flowers (năm bông hoa).
- Mạo từ
Mạo từ là từ đứng trước danh từ nhằm cho biết danh từ đó nói đến một đối tượng xác định hay không xác định.
Mạo từ “a/an” dùng để chỉ đối tượng không xác định.
Ví dụ:
My husband is an engineer (Chồng tôi là một kỹ sư). Kỹ sư là một danh từ chỉ nghề nghiệp
Becky is a dog (Becky là một con chó).
Mạo từ “the” dùng để chỉ đối tượng xác định.
Ví dụ:
Paris is the capital of France: Pari là thủ đô của nước Pháp
The sun rises in the east: Mặt trời mọc ở hướng đông.
Ở đây, Pari và mặt trời là địa danh, sự vật duy nhất tồn tại trên thế giới này, nên được xem là đối tượng xác định.
Hoặc ở đoạn hội thoại trên: Janice thấy có một chiếc máy tính để bàn trong phòng đọc sách của nhà Jane, nên cô nói “there is a computer”; sau đó Jane lại nói “work on the computer”, nghĩa là đang ám chỉ cái máy tính mà Janice đã nhắc đến trước đó. Lúc này cái máy tính là đối tượng xác định.
Bài 3- Thì hiện tại đơn (present simple) và trạng từ chỉ tần suất (frequency adverbs)
- Thì hiện tại đơn
- Cấu trúc:
Khẳng định: Chủ ngữ+ động từ chia theo ngôi+ vị ngữ
Phủ định: Chủ ngữ+ DO hoặc DOES + NOT động từ nguyên mẫu+ vị ngữ
Câu hỏi: DO hoặc DOES+ chủ ngữ+ động từ nguyên mẫu?
- Chức năng:
Chúng ta dùng thì hiện tại đơn để diễn tả một sự thật hiển nhiên hoặc thói quen hay hành động lặp đi lặp lại nhiều lần hay một vài lần.
Thì hiện tại đơn thường được dùng với trạng từ chỉ tần suất (nêu ở phần B)
Ví dụ:
We usually have dinner at 7 in the evening; sometimes we eat out at the weekends (Chúng tôi thường ăn tối lúc 7 giờ; thỉnh thoảng chúng tôi ăn tiệm vào dịp cuối tuần).
- Trạng từ chỉ tần suất
Là những từ chỉ mức độ thường xuyên lặp lại của một hành động hay sự việc
☺: chỉ việc bạn làm hành động này
Adverbs | Monday | Tuesday | Wednesday | Thursday | Friday | Saturday | Sunday |
Always | ☺ | ☺ | ☺ | ☺ | ☺ | ☺ | ☺ |
Usually | ☺ | ☺ | ☺ | ☺ | ☺ | ||
Often | ☺ | ☺ | ☺ | ☺ | |||
Sometimes | ☺ | ☺ | ☺ | ||||
Seldom/Rarely | ☺ | ||||||
Never |
Bài 4: Động từ+ động từ thêm ING (Verb+ V-ing)
Ở tiếng Việt, chúng ta chỉ cần thêm trạng từ chỉ thời gian đã, đang, sẽ vào trước động từ là có thể diễn đạt ý nghĩa trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Đồng thời, động từ cũng không thay đổi hình thức khi dùng với các chủ ngữ khác nhau.
Khác với tiếng Việt, động từ trong tiếng Anh được chia theo ngôi và thì.
Trong một câu tiếng Anh, chúng ta không thấy hai động từ đứng cạnh nhau mà không có sự thay đổi hình thức. Ở bài học này, Jane giảng về hình thức thêm ING của động từ, khi theo sau một động từ khác.
Enjoy
Mind
Imagine
Practice
Miss
Postpone
Involve
Finish
Admit
Consider
Suggest
Deny
Avoid
Delay
Stop
Nếu các động từ trên được theo sau bởi một động từ khác, thì động từ đứng sau phải thêm ING
Ví dụ:
I can’t imagine George riding a motorbike (Tôi không thể hình dung nổi chuyện George cưỡi mô tô).
I don’t mind repairing the roof (Anh không phiền sửa chữa cái mái nhà).
Bài 5: Từ để hỏi (Question words)
Question words (Từ để hỏi) | Meaning and usage (nghĩa và cách sử dụng) | Example (Ví dụ) |
What | (cái gì)- hỏi về sự vật, đồ vật hay con vật | What’s your job? Bạn làm nghề gì? |
Who | (ai) – hỏi về người | Who are you working for? Bạn đang làm việc cho công ty nào/ai? |
When | (khi nào)- hỏi về thời gian | When do you usually get up? Bạn thường thức dậy khi nào? |
Where | (ở đâu) -hỏi về nơi chốn | Where are you from? Bạn đến từ quốc gia nào? |
Which | (nào, cái nào trong nhiều cái)- chỉ sự chọn lựa về đồ vật | Which pen do you choose red or green? Bạn chọn cây bút màu đỏ hay màu xanh lá? |
Why | (tại sao)- hỏi về nguyên nhân hay lý do | Why did you arrive late at the airport? Tại sao bạn đến sân bay muộn? |
How | (thể nào, cách nào) – hỏi về cách thức hay trạng thái | How do you feel about Simon? Bạn thấy Simon là người thế nào? |