Review 3 from lesson 11 to lesson 15

Phần 1. Useful expressions (mẫu câu thông dụng):

  1. Can I take your order?: “Tôi có thể nghe ông/bà gọi món chưa?
  2. I’ll have the stewed lamb and a salad: “Tôi sẽ ăn món cừu hầm và một phần sa lát”. Khi gọi món ở nhà hàng, bạn chỉ cần dùng mẫu I’ll have theo sau là tên món ăn.
  3. What’s the soup like: “Món súp thế nào? Cách nói tương tự How is your soup?
  4. It’s excellent: “Nó hoàn hảo”. Ngoài ra, để khen một món ăn ngon bạn có thể dùng các tính từ khác như delicious, tasty, wonderful.
  5. It’s the best lamb I’ve ever had: “Đây là món cừu tuyệt nhất ông từng ăn”.
  6. Did you enjoy your meal?: “Anh/chị thích bữa ăn của mình chứ?”, bạn có thể dùng các danh từ khác như vacation, stay, honeymoon để hỏi về trải nghiệm của họ.
  7. Let’s have some chocolate cakes: “Hãy ăn thêm vài cái bánh sô cô la”. Trong phần ngữ pháp hôm nay, chúng ta sẽ học thêm nhiều mẫu câu đề nghị. 
  8. I’m thirsty: “Con khát nước”, bạn có thể diễn tả một số trạng thái khác như I’m hungry con đói, I’m tired con mệt.
  9. Could you bring a glass of water for my son, please: “Làm ơn mang cho con trai tôi một ly nước”. Trong bài trước chúng ta đã học qua các mẫu câu đề nghị khác nhau.
  10. Can I bring you anything else? “Tôi có thể mang gì thêm cho ông/bà không?”.
  11. Can I use credit card?: “Tôi có thể sử dụng thẻ tín dụng được không?. Đây là câu hỏi bạn rất hay dùng khi đi mua sắm. Bạn có thể hỏi bằng cách khác Do you accept Master card/visa? Bạn có chấp nhận thanh toán bằng thẻ master hay visa không?
  12. Here’s your tip: “Đây là tiền bo của anh”
  13. We hope to see you next time: “Chúng tôi hy vọng được phục vụ ngài lần tới”

Phần 2. Ngữ pháp

Bài 11: Thì tương lai đơn

Diễn đạt một quyết định hoặc ý định nảy ra ngay tại thời điểm nói mà chưa được lên kế hoạch từ trước.

Diễn đạt một phỏng đoán

Diễn đạt một lời hứa hay lời yêu cầu, đề nghị.

Cấu trúc

Khẳng định: Chủ ngữ+ will + động từ nguyên mẫu

Phủ định: Chủ ngữ+ will NOT+ động từ nguyên mẫu

Nghi vấn: Will +chủ ngữ+ động từ nguyên mẫu

Hình thức rút gọn: Will>> ‘ll

Ví dụ:

I’ll have chicken soup. Tôi sẽ ăn súp gà.

I think she will not accept Jame’s proposal. Tôi nghĩ cô ta sẽ không nhận lời cầu hôn của Jame đâu.

Will you come tomorrow? Ngày mai em sẽ đến chứ?

Bài 12: Cấu trúc so sánh (Comparison)

Có ba dạng so sánh trong tiếng Anh: so sánh ngang bằng, so sánh hơn/kém và so sánh nhất

So sánh ngang bằng: Sử dụng trong trường hợp một sự vật, sự việc, hiện tượng…có điểm giống, tương đương với một hoặc nhiều đối tượng liên quan.

Cấu trúc: Vật A + as + adj/adv + as Vật B.

Ví dụ:

My house is as high as his (Nhà tôi cao bằng nhà anh ấy)

Với câu phủ định, bạn có thể sử dụng so thay cho as

( not as/ so + adj/ adv)

Ví dụ:

 This flat isn’t so big as our old one (Căn hộ này không lớn bằng căn hộ cũ của chúng tôi).

So sánh hơn kém: So sánh một sự vật, hiện tượng, sự việc với đối tượng khác về điểm nào nổi bật hơn hoặc kém hơn.

Có hai trường hợp

– So sánh với tính từ ngắn – có 1 vần: big, small, large, high

Cấu trúc: Vật A + adj ngắn thêm ER + THAN Vật B

Ví dụ:

Tom is taller than Bin. (Tom cao hơn Bin)

– So sánh với tính từ dài – có 2 vần trở lên: expensive, intelligent, beautiful

Cấu trúc: Vật A + MORE+ adj dài+ THAN Vật B

Ví dụ:

Harry’s computer is more expensive than mine. (Máy tính của Harry đắt hơn của tôi)

So sánh nhất dùng để so sánh sự vật, hiện tượng với tất cả sự vật, hiện tượng khác, nhấn mạnh nét nổi trội nhất.

Cấu trúc: Vật A+ adj ngắn thêm EST+ nhóm đối tượng so sánh

Ví dụ:

Mai is the tallest in the class.

Hoặc : Vật A + the most/least adj dài + nhóm đối tượng so sánh

Ví dụ:

Thanh is the most handsome boy in the neighborhood

Her ideas were the least practical suggestions.

Bài 13: Câu đề nghị (Suggestions)

Có nhiều cách khác nhau để đưa ra lời đề nghị, mời hoặc yêu cầu ai đó một cách lịch sự.

Why don’t we+ Động từ nguyên mẫu: tại sao chúng ta không (cùng làm gì đó)

Let’s+ Động từ nguyên mẫu: Hãy cùng nhau

Shall we+ Động từ nguyên mẫu: chúng ta có nên

What about+ Động từ thêm ING/danh từ: Còn…..thì sao?

Would you mind+ Động từ thêm ING: Bạn có phiền khi

Could you please+ Động từ nguyên mẫu: Xin vui lòng

Bài 14: Động từ+ TO+ Động từ

Một số động từ theo sau là một TO+động từ.

Want

Hope

Need

Decide

Plan

Expect

Promise

Offer

Refuse

Try

Learn

Lưu ý, sau các động từ khiếm khuyết như: can/could, may/might, shall/will/would, should, must, thì động từ ở hình thức nguyên mẫu; không thêm ING hay thêm TO.

Ví dụ:

I’m tired. I want to go to bed. Em mệt rồi. Em muốn đi ngủ

Tina has decided to sell her car. Tina đã quyết định bán xe ô tô của cô ta.

You shouldn’t work so hard. Anh không nên làm việc quá sức.

Bài 15: Too/Either, So I am/Neither do I (Tôi cũng)

Đây là những cấu trúc diễn đạt sự tán thành, đồng tình của mình với câu bày tỏ trước đó của người khác hoặc diễn tả trạng thái tương tự của chúng ta.

Chúng ta sử dụng too và either ở cuối câu. Trong khi So va Neither đứng ở đầu câu

Khi ý kiến trước đó của người khác mang nghĩa khẳng định, chúng ta dùng too hoặc So. Ngược lại, khi câu trước đó là phủ định, chúng ta dùng either hoặc neither.

Ví dụ:

Mary is a doctor. Her husband is a doctor too. Mary là một bác sỹ. Chồng cô ta cũng là một bác sỹ.

I’m happy. So am I.  Em rất vui khi gặp anh. Anh cũng vậy.

I never go to the cinema. Neither do I. Mình chưa bao giờ đi xem phim. Tôi cũng vậy.

I can’t cook. I can’t either. Em không biết nấu ăn. Anh cũng vậy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NEWSLETTER