Lần đầu tiên tham dự một sự kiện của công ty và bạn chưa hề quen ai trong buổi tiệc hoặc đây là buổi ăn trưa tập thể trong ngày làm việc đầu tiên của bạn tại công ty. Bạn vô cùng bối rối và cảm thấy lạc lõng. Bạn chỉ muốn ở một mình và khép kín vì không muốn làm phiền ai hoặc ngộ nhỡ làm gì sai bạn sẽ thành trò hề cho thiên hạ.
Tuy nhiên, càng thu mình lại và không nói chuyện với người khác, bạn càng chứng tỏ mình là người thiếu tự tin và khó gần, vốn không phải là điều thực tâm bạn muốn người khác nhận định như vậy.
Bằng cách ghi nhớ 10 lời khuyên dưới đây, bạn dễ dàng trở thành một người đồng nghiệp cởi mở và đáng mến.
- Giới thiệu bản thân kèm một ít gợi ý về quê hương hoặc background của bạn để đối phương có chủ đề tiếp tục cuộc trò chuyện. Ví dụ: Hi, I’m Jane from VietNam.
- Sau khi đồng nghiệp đã giới thiệu tên, hãy sử dụng tên của họ khi bạn đáp lại và trong suốt cuộc hội thoại. Việc này có hai tác dụng: giúp bạn nhớ tên đồng nghiệp một cách nhanh chóng và tạo thiện cảm với họ vì ai cũng thích được nghe tên của mình từ người khác.
- Bình luận về tin tức thời sự hiện tại, sự kiện mà hai bạn đang tham dự, thời tiết hôm nay để phá tan bầu không khí căng thẳng ban đầu.
- Tránh những chủ đề: đời sống cá nhân, sức khỏe của bạn, tin đồn trong công ty. Thay vào đó, nên nói về những chủ đề như đọc sách, phim ảnh, thể thao, ẩm thực và du lịch.
- Hỏi và đáp. Hãy luân phiên nói chuyện thay vì một mình bạn hoặc đối phương thao thao bất tuyệt. Lắng nghe đồng nghiệp trả lời và bình luận bằng hiểu biết hoặc trải nghiệm của bản thân và đặt câu hỏi cho họ. Đừng chỉ nói hoặc nghe một chiều.
- Đưa ra những câu hỏi mở thay vì câu hỏi Có/Không (Yes/No). Nếu như đối phương có dùng câu hỏi Yes/No, bạn hãy cho thêm thông tin khi trả lời. Ví dụ: Thay vì hỏi bạn có thích đi du lịch không? Hãy hỏi kỳ nghỉ đông này bạn muốn đi đâu?
- Lắng nghe chủ động. Thỉnh thoảng cho đối phương thấy sự hào hứng và chăm chú của bạn bằng các từ: Really, Interesting, That’s great, Uh huh, I see.
- Chia sẻ thông tin về bản thân một cách tích cực, đừng ca thán hay bi quan. Chẳng ai muốn dành nhiều thời gian bên cạnh người tiêu cực và suốt ngày than phiền.
- Ghi nhớ chiến thuật chào tạm biệt có thông báo trước thay vì đột ngột nếu bạn không muốn bị cho là bất lịch sự. Ví dụ, Well, It’s my pleasure talking to you but I have to go now. See you later.
- Hãy để lại ấn tượng tích cực khi rời đi với một nụ cười và cái bắt tay chân thành. Nếu bạn cảm thấy thú vị với cuộc trò chuyện này, hãy cho đối phương biết: I’ve really enjoyed talking with you. I hope we have a chance to talk again soon. Bên dưới là một số mẫu câu hữu ích bạn có thể áp dụng
Chúc bạn thành công!