Bảo lãnh định cư Mỹ diện con nuôi

Một công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ có quyền bảo lãnh con nuôi, nếu đáp ứng các điều kiện “khắt khe” của diện này.

– Thứ nhất: Người con phải được nhìn nhận con nuôi hợp lệ dưới luật pháp của nơi người con cư trú.

– Thứ hai: Người con phải ở chung địa chỉ với cha/mẹ nuôi đủ 2 năm trước khi nộp đơn bảo lãnh.

– Thứ ba: Người con phải dưới quyền giám hộ của cha/mẹ nuôi đủ 2 năm.

Trong trường hợp sự nhìn nhận con nuôi và sống chung đã diễn ra TRƯỚC khi cha/mẹ nuôi định cư tại Hoa Kỳ thì quý vị có thể nộp hồ sơ bảo lãnh nếu đã đáp ứng thời gian 2 năm sống chung và giám hộ.

Trường hợp sự nhìn nhận con nuôi CHƯA DIỄN RA, bây giờ quý vị có mong muốn bảo lãnh con nuôi và đứa con này đang ở Việt Nam thì thủ tục nhìn nhận con nuôi phải được tiến hành với sở tư pháp địa phương trước khi đứa trẻ 16 tuổi. Sau đó, quý vị cần sắp xếp công việc làm hoặc đời sống ở Hoa Kỳ để về Việt Nam sống chung với người con nuôi 2 năm rồi mới nộp hồ sơ bảo lãnh. Đây là một việc khá khó khăn.

Trường hợp người con nuôi đang ở Mỹ (du lịch/du học), thủ tục nhìn nhận con nuôi với tòa gia đình tại tiểu bang phải được hoàn tất trước khi đứa con 15 tuổi. Và cũng phải đáp ứng 2 năm sống chung, giám hộ với đứa con nuôi.

Xin lưu ý, cho dù thủ tục nhận con nuôi tại Mỹ hay tại Việt Nam thì quý vị cần chứng minh mối quan hệ cha/mẹ- con nuôi là sự thật chứ không phải giúp đỡ định cư. Lý do, sở di trú và lãnh sự quán khi phỏng vấn luôn quan tâm đến hoàn cảnh nhận nuôi đứa trẻ và sự liên lạc giữa trẻ và cha mẹ ruột còn hay đã hoàn toàn cắt đứt; đặc biệt trong trường hợp cha mẹ RUỘT của đứa trẻ còn sống thì hoàn cảnh nào đưa đến việc một đứa trẻ trở thành con nuôi của một người khác.

Giả sử trẻ đi du học qua Mỹ rồi được cô/chú/dì nhận nuôi và nộp hồ sơ bảo lãnh thì càng cẩn thận hơn vì trẻ được cấp visa du học khi đã chứng minh hoàn cảnh tài chính gia đình khá giả, giàu có thì tại sao cha mẹ ruột của trẻ lại cho làm con nuôi của người khác trong lúc đang du học tại Mỹ. Liệu có chắc đây là hoàn cảnh nhận nuôi thực sự hay người thân giúp đỡ giấy tờ. Và sau này khi cha/mẹ ruột của trẻ có hồ sơ định cư hoặc có mong muốn đi du lịch sang Mỹ thì sẽ gặp trở ngại vì lãnh sự quán cho rằng người này đã liệt kê vào quy định INA 212 (a) (6) (E) buôn người (trong hoàn cảnh này, lãnh sự quán nghi ngờ đương đương đã giúp đỡ con ruột sang Mỹ bất hợp pháp).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *