Top những lý do hồ sơ con nuôi bị từ chối

Khoảng vài năm trở lại đây, lượng hồ sơ con nuôi mà Jane làm có sự gia tăng, đặc biệt là mối quan hệ giữa cha/mẹ nuôi và đứa con nuôi là bà con, thay vì những người xa lạ như trước kia. Điều này vô tình khiến sở di trú đặt nghi vấn cho mục đích của việc nhận nuôi đứa trẻ là mang chúng sang Mỹ định cư.

Về mặt pháp lý, cha/mẹ nuôi có tất cả quyền và nghĩa vụ đối với đửa trẻ như cha mẹ ruột. Những trường hợp bà con nhận nuôi (cô-cháu, dì-cháu, cậu-cháu, chú/bác-cháu) trong khi cha mẹ ruột của đứa trẻ vẫn còn sống, thậm chí ở chung với đứa trẻ sẽ khó tránh khỏi sự nghi ngờ từ sở di trú.

Ngoài nguyên nhân mối quan hệ gần gũi giữa cha/mẹ nuôi và đứa trẻ, một sai lầm khác Jane thường gặp dẫn đến việc hồ sơ bị từ chối là trong đơn bảo lãnh, vì cố ý hoặc vô tình không nắm luật nên khai là bảo lãnh con ruột. Đến khi Sở di trú yêu cầu nộp thêm bằng chứng, hoặc thử DNA thì lại khai sự thật là con nuôi. Sở di trú nhìn nhận vấn đề người bảo lãnh đã khai gian dối.

Nguyên nhân phổ biến khiến hồ sơ bảo lãnh con nuôi bị từ chối là KHÔNG có quyết định công nhận con nuôi, trước lúc đứa trẻ 16 tuổi. Những khách hàng của Jane nhận con nuôi cách đây hơn 30 năm thì không hề biết về quy định này nên đã không làm giấy nhận con.

Tiếp đến là thiếu bằng chứng sống chung từ 2 năm trở lên giữa cha/mẹ nuôi và đứa trẻ, trước lúc mở hồ sơ bảo lãnh hoặc trước thời điểm người bảo lãnh có thẻ xanh.

Thiếu bằng chứng chăm sóc, nuôi dưỡng, giám hộ trực tiếp ít nhất trong 2 năm của cha/mẹ nuôi đối với đứa trẻ.

Nếu bạn có ý định mở hoặc chuẩn bị mở hồ sơ hồ sơ bảo lãnh con nuôi, cần tham vấn với người có chuyên môn về luật di trú để tránh hồ sơ bị từ chối.

Hỗ trợ di trú Trinh Lê

Phone VN: 0384360546 (viber hoặc zalo)

Phone US: 909-999-8508

Facebook: https://www.facebook.com/vocal.plus.1

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *